Xử lý nước bể bơi bị đục là một trong những công đoạn tốn khá nhiều chi phí và phải làm liên tục trong suốt thời gian sử dụng. Cách xử lý nước bể bơi giúp tiết kiệm chi phí và an toàn sẽ được HF Acrylic gửi tới quý bạn đọc dưới đây.
5 Bước xử lý nước bể bơi bị đục
B1. Kiểm tra tình trạng nước trong bể bơi và cách xử lý trong từng trường hợp
B2. Bước 2 cân bằng độ PH cho nguồn nước và tiêu riệt rong rêu
B3. Kiểm tra và vệ sinh lại bộ lọc của máy bơm
B4. Hoàn thành và vệ sinh lại nước bể bơi
B5. Duy trì nguồn nước hợp vệ sinh cho bể bơi
Tiêu chuẩn xử lý nước Bể Bơi
- Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.
- Nước bể bơi đáp ứng được mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (Giới hạn tối đa cho phép II) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cụ thể như sau:
STT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Giới hạn tối đa cho phép |
Phương pháp thử |
Mức độ giám sát |
1 |
Màu sắc(*) |
TCU |
15 |
TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887- 1985) hoặc SMEWW 2120 |
A |
2 |
Mùi vị(*) |
– |
Không có mùi vị lạ |
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B |
A |
3 |
Độ đục(*) |
NTU |
5 |
TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B |
A |
4 |
Clo dư |
mg/l |
– |
SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 |
A |
5 |
pH(*) |
– |
Trong khoảng 6,0 -8,5 |
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ |
A |
6 |
Hàm lượng Amoni(*) |
mg/l |
3 |
SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3D |
A |
7 |
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) |
mg/l |
0,5 |
TCVN 6177- 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe |
B |
8 |
Chỉ số Pecmanganat |
mg/l |
4 |
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) |
A |
9 |
Độ cứng tính theo CaCO3(*) |
mg/l |
– |
TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C |
B |
10 |
Hàm lượng Clorua(*) |
mg/l |
– |
TCVN 6194 – 1996 (ISO 9297- 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D |
A |
11 |
Hàm lượng Florua |
mg/l |
– |
TCVN 6195- 1996 (ISO 10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F- |
B |
12 |
Hàm lượng Asen tổng số |
mg/l |
0,05 |
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B |
B |
13 |
Coliform tổng số |
Vi khuẩn/ 100ml |
150 |
TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 |
A |
14 |
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt |
Vi khuẩn/ 100ml |
20 |
TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308-1,2- 1990) hoặc SMEWW 9222 |
A |
Các tiêu chuẩn về hóa chất xử lý nước hồ bơi.
Bể bơi |
Mức tối thiểu |
Lý tưởng |
Mức tối đa |
Độ clo dư |
1 |
1,0 – 3,0 |
3 |
Hỗn hợp clo |
0 |
0 |
0,2 |
Brôm |
2 |
2,0 – 4,0 |
4 |
Độ pH |
7,2 |
7,2 – 7,6 |
7,8 |
Tổng lượng kiềm |
60 |
80–100 đối với clo dạng dung dịch, cal hypo, lithium hypo
100 – 120 đối với clo dạng khí, dichlor, trichlor và hợp chất brôm |
180 |
Tổng chất rắn hoà tan |
300 |
1000 – 2000 |
3000 |
Độ cứng canxi |
150 |
200 – 400 |
500 – 1000 |
Axit |
10 |
30 – 50 |
150 ngoại trừ những nơi được phòng y tế kiểm định, lượng đòi hỏi là 100 ppm |
Những quy định cơ bản trong xử lý nước bể bơi
1/ Cân bằng độ pH trong nước.
- Nếu pH trong nước quá thấp: dẫn đến việc các thiết bị dễ bị ăn mòn, giảm thiểu độ hiệu quả của máy lọc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như rát da và xót mắt.
- Nếu pH quá cao: dẫn đến nước bị đục, xuất hiện những cặn bẩn, nặng nước, ảnh hưởng tới da và mắt, dẫn đến việc duy trì nước trong sạch sẽ không hiệu quả và tốn kém.
- Vì thế thành công hay thất bại trong quá trình xử lý nước Bể Bơi phụ thuộc vào độ cân bằng pH trong nước.
Những điều cần biết về độ PH trong nước:
- pH còn phản ánh độ acit hay tính kiềm trong nước.
- Độ pH có thể thay đổi từ 0-14.
- Độ trung tính của pH trong các nước Bể Bơi là 7,2.
- Độ pH dưới 7,2 nước sẽ thừa ion H+ , lúc này nước mang tính acit và sẽ chuyển màu vàng trong ống thử.
- Độ pH trên 7,8 nước sẽ thiếu ion H+, lúc này nước sẽ mang tính kiềm và sẽ chuyển màu tím trong ống thử.
- Độ pH đạt tiêu chuẩn trong Bể Bơi phải đạt từ 7,2-7,6. Lúc đó nước sẽ trong dễ duy trì, tiết kiệm được háo chất trong bảo dưỡng nước Bể Bơi.
2. Điều chỉnh độ pH trước khi dùng hóa chất bể bơi để xử lý nước
Trước khi xử lý nước sử dụng hộp thử nước testkis để đông nồng độ pH trong nước mỗi ngày một lần.
Nếu nồng độ pH trong nước tăng cao trên 7,6 thì ta dùng acit HCL hoặc pH minus để hạ pH xuống.
Nếu nồng độ pH trong nước dưới mức 7,2 thì ta nên sử dụng xud ( NaOH) hay pH plus để tăng nồng độ pH.
Để đảm bảo bảo cho quá trình kiểm tra nồng độ pH được chuẩn nhất thì hàng năm chúng ta nên thay những hộp thước thử mới để đảm bảo nhất trong quá trình kiểm tra và xử lý nước.
3. Biện pháp chống rong rêu tảo trong công nghệ xử lý nước hồ bơi
Như chúng ta cũng biết rong rêu tảo sinh sống và phát triển rất nhanh trong môi trưởng ẩm ướt và dưới nước. Vì thế để ngăn chặn sự phát triển của rong rêu tảo ngoài việc sử lý bể bơi bằng hóa chất Clorine, thì chúng ta cần áp dụng và kết hợp với công việc như sau:
- Hàng tuần cần vệ sinh và dùng bàn chải đánh sạch đáy bể, thành bể và trên mặt thành bể để ngăn chặn sự hình thành của các nhóm rong rêu tảo…
- Cần phải giữ cho hệ thống máy lọc luôn được sạch, tránh bị ẩm ướt, và chạy hệ thống lọc theo đúng thời lượng lọc, tất cả các yếu tố này rất quan trọng trong quá trình ngăn chăn sự phát triển của rong, rêu, tảo trong Bể Bơi đó là điều rất quan trong cũng là mục đích của việc xử lý nước bể bơi.
Các hóa chất xử lý nước hồ bơi
1. Chlorine
- Chclorine 70% là dạng viên nén hoặc dạng bột, dùng cho trực tiếp xuống Bể Bơi và có tác dụng khử trùng nước Bể Bơi, hạn chế sự phát triển của rong rêu tảo trong nước Bể Bơi.
- Liều lượng sử dụng Chclorine 70% định kỳ trong nước Bể Bơi là từ 1 kg/100 m3 nước.
Liều lượng trên chỉ là tương đối. Cần phải kiểm tra thêm nồng độ pH và Clo và số lượng người Bơi.
2. pH minus, pH plus, acit HCL
- Dùng để cân bằng độ pH trong nước và giúp cho việc Xử lý nước đạt hiệu quả tốt nhất, không ảnh hưởng tới sức khỏe người bơi.
3. Xud ( NaOH ), SoDa.
- Sử dụng để cân bằng độ pH trong nước và giúp cho việc duy trì nước đảm bảo và đạt hiệu quả cao.
4. Chất kết lắng dạng bột / PAC
- Được sử dụng cho đánh lắng các tạp chất, kim loại nặng trong nước như sắt, mangan, và các tạp chất khác.
- Liều lượng sử dụng từ 0,8-1,2 kg / 100 m3 nước.
Địa điểm bán hóa chất xử lý nước ở đâu? Bạn có thể tìm kiếm ở những đơn vị cung cấp thiết bị, phụ kiện hồ bơi như chúng tôi.
Nguyên nhân và giải pháp Dùng hóa chất bể bơi
1. Nước xanh có tảo
Nguyên nhân |
Giải pháp |
1. pH quá cao |
1. axit hoá, cho pH thấp xuống 6,8 đến 7,2 |
2. Không đủ chất xử lý |
2. Cho shock clo 10g/m3 hoặc 1lít/10m3 |
3. Không đủ thời gian lọc |
3. Bật máy lọc liên tục không ngừng cho đến khi nước trở lại bình thường. Giựat túi lọc 2 lần/ngày |
4. Lạm dụng tấmphủ |
4. Thông hơi tối đa cho bể (tháo tấm phủ ra) |
- Các đám rong rêu rất dễ bám vào thành bể, đáy bể, bờ tường. Do đó bạn phải thường xuyên làm vệ sinh chúng trong thời gian này.
- Chú ý: Thời tiết mưa bão là điều kiện tốt cho rong rêu phát triển
2. Nước xanh đậm
Nguyên nhân |
Giải pháp |
Nguyên nhân giống như trên nhưng cộng thêm:
– Cách xử lý nước không thích hợp
– Chủ nhà đi vắng lâu ngày |
Ngoài biện pháp hút sạch nước trong bể chúng tôi còn đưa ra hai giải pháp
1. Sử dụng biện pháp kết tủa. Hãy liên hệ với chúng tôi để có chuyên viên đến giải quyết
2. Túi lọc khổ lớn MEGABAG (xem phần dành riêng cho mục này) |
3. Nước đục
Nguyên nhân |
Giải pháp |
1. Cholrrine quá liệu, độ pH quá cao nên nước bị vẩn đục |
1. Hạ độ pH xuống dưới 7,2
– Để máy lọc liên tục chạy
– Giặt túi lọc 2 lần/ngày |
2. Chlorine quá liều + chất diệt tảo quá liều dẫn đến nước trắng đục như sữa |
2. Tháo một nửa nước trong Bể
– Điều chỉnh pH lên 7m2
– Máy lọc chạy liên tục
– Giặt túi 2 lần/ngày |
3. Nước rất nặng (có nhiều muối vô cơ) độ pH quá cao dẫn đến nước kết tủa có nhiều cặn
– Nước nhẹ: từ 0 đến 150F
– Nước nặng không đáng kể từ 15 – 250F
– Nước nặng: từ 250F trở lên |
3. Giảm độ pH xuống 7,2 và duy trì độ pH này
– Sử dụng máy hút cặn, trong trường hợp nghiêm trọng, phải sử dụng hoá chất làm mềm nước theo liều lượng được hướng dẫn cụ thể tên hộp đựng hoá chất (Khử cacbon, sử dụng chất kết tủa theo phương pháp CALKOUT) |
4. Nước có quá nhiều muối khoáng và vi sinh vật
5 Nước có quá nhiều axit xyanuric do:
– Sử dụng quá liều chlorine
– Lạm dụng shock cholorine
– Không thay nước theo đúng yêu cầu |
4.5. Trường hợp này đòi hỏi phải rút 4/5 nước trong bể và thay bằng nước sạch mới hoặc sử dụng MEGABAG (túi lọc khổ lớn của hãng INTELIPOOL) |
4. Nước lên màu xanh, nâu, đen, đỏ (trong suốt)
Nguyên nhân |
Giải pháp |
– Sự có mặt của chất sắt: đồng, mangan
– Nước được đổ đầy vào bể từ giếng hoặc ao hồ |
Lọc chất trì hoạt hoá sử dụng INTELIPOOL như sau:
– Đổ toàn bộ xô JD PUR vào túi lọc 1 micron
– Cho chất trì hoạt hoá vào túi của bộ lọc
– Lọc liên tục cho đến khi có kết quả |
Những lời khuyên khi xử lý nước hồ bơi bằng hóa chất
- Nước trong bể có mùi Chlorine
- Gây xót mắt và do thiếu Chlorine
- Chlorine: Có mùi Chlorine nặng là do clo đang trong quá trình bay hơi.
- Giải pháp: Sử dụng biện pháp giải quyết tức thời (10g/m3) và cho máy chạy lọc
- pH cao hơn 7,6
Chlorine sẽ mất tác dụng. Nước sẽ trở nên có kiềm và lắng đọng nặng. Trong trường hợp nước nặng, điều chỉnh pH xuống 7,2.
- Phục hồi nước
Tối thiểu lượng nước trong bể phải được thay mới mỗi năm một lần, xem xét điều chỉnh nồng độ Chlorine, muối khoáng cho phù hợp. Thông thường khi mùa đông đến thì phải rút 1/2 lượng nước trong bể kể cả bể bơi trong nhà.
- Bộ lọc kinh tế
- Càng lọc nhiều chi phí càng rẻ
- Nước luân chuyển thành một vòng tuần hoàn
- Nước ngưng tụ thành một vòng tròn màu xanh
- Lọc vào ban đêm và ban ngày
Khi có hiện tượng quang hợp, đừng lo lắng hãy cho máy lọc chạy cả ngày. đến tối thì tắt đi bởi ban đêm những loại rong nhỏ ngừng hoạt động
- Trong trường hợp vắng nhà lâu ngày, kiểm tra:
- Năng lượng cung cấp cho bộ lọc (có thể phải điều chỉnh lại hệ thống đặt giờ)
- Điều chỉnh hệ thống lọc
- Cân bằng độ pH trongnước
- Điều chỉnh hàm lượng JD Flash hoặc Chlorine
- Không được phủ bể, quá trình phủ bể làm thiếu ánh nắng và làm tăng quá trình phát triển của rêu tảo.
- Bơm nước vào bể
Cấm không được lấy nước ao hồ, nước giếng khoan cấp vào bể, bởi vì những loại nước này có chứa nhiều vi sinh vật và chất có hại cho nước trong bể. Trong nước trên có nhiều tạp chát khác như sắt, phèn, mangan… sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng nước trong bể, và làm hỏng nước hiện trạng của bể.
Kết Luận
Quá trình xử lý nước Bể Bơi và duy trì nước bể bơi là một quá trình rất quan trọng, và ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả kinh doanh bể bơi. Vì vậy xử lý nước hồ bơi phải đòi hỏi sự hiểu biết về các phương thức xử lý cũng như các nguyên nhân làm hỏng nước, từ đó lên phương án xử lý nước triệt để và hiệu quả. Phần lớn từ lúc lên bản vẽ thiết kế bể bơi, chúng tôi đã chuẩn bị hết tất cả các phương án có thể sảy ra sau này.
Có thể có những sự cố khác xảy ra trong quá trình xử lý nước bể bơi bằng hóa chất mà không phải một trong các trường hợp đề cập tới bên trên. Nếu có vấn đề nghiêm trọng khó xử lý thì hãy liên hệ ngay tới công ty chúng tôi để có những tư vấn xử lý kịp thời, không được tiến hành xử lý khi không nhận thức đầy đủ về nó.
Hello World! https://uj2e4b.com?hs=3d5af4eb1cf8fa798036931927f2ce18& Trả lời
20/11/20223xia5f